Làm thế nào để bố trí khu bếp công nghiệp phụ vụ cho căn tin, bếp cho nhà hàng hợp lý, chuyên nghiệp đạt chuẩn?
Đó là câu hỏi cũng rất nhiều người quan tâm. Dù chọn cách bố trí nào, chúng ta cần tuân thủ một số tiêu chuẩn thiết kế bếp công nghiệp.
Thiết kế bếp công nghiệp có những kiểu nào?
Tùy vào diện tích từng khu bếp mà cách bố trí có khác nhau:
- Bố trí bếp trung tâm (kiểu đảo)
- Bố trí các khu đặt dọc theo vách tường
- Bố trí bếp theo lối dọc
Theo mô hình, quy mô phục vụ của từng nhà hàng, quán bar, doanh nghiệp, trường học,… mà có những cách bố trí khác nhau. Ở đây, Huy Tuấn sẽ chia sẽ một số tiêu chuẩn cơ bản cần có cho một khu bếp công nghiệp.
Tiêu chuẩn thiết kế bếp công nghiệp
Bố trí khu bếp theo quy trình một chiều.Hợp lý từ khâu bảo quản, sơ chế, chế biến nấu, đến khâu rửa chén, dĩa vệ sinh dụng cụ. thực phẩm đi theo một chiều và không quay lại ban đầu. giúp bảo quản tốt nguyên liệu, thành phẩm của các công đoạn tốt hơn và không bị nhiễm chéo, vi sinh. chúng ta có thể tham khảo thêm về tiêu chuẩn bếp một chiều
Đảm bảo đủ ánh sáng trong khu bếp Cường độ Ánh sáng cần thiết và đủ sáng sẽ giúp cho các Bếp trưởng của bạn sáng tác ra được nhiều món ăn ngon miệng và trang trí đĩa thức ăn đầy nghệ thuật. Vậy ánh sáng bao nhiêu là đủ cho khu bếp, có cách nào để tính được vấn đề đó, chúng ta có thể xem thêm cách tính tiêu chuẩn ánh áng dành cho khu bếp nấu.
Người đầu bếp cần ánh sáng đạt tiêu chuẩn để phục vụ cho công việc chế biến thức ăn.
Cường độ ánh sáng tiêu chuẩn của khu vực nấu ăn là 500lux (lux là độ rọi, 1lux=1lumen/m2) 500lux = 500lumen/m2
Sắp xếp bố trí thiết bị trong khu bếp, Sắp xếp thiết bị, dụng cụ bếp một cách khoa học và hợp lý sẽ giúp Bạn tiết kiệm được rất nhiều chi phí, từ chi phí mặt bằng, chi phí nhân viên, tốc độ ra món ăn. cũng như tâm lý làm việc thoải mái, dễ chịu của nhân viên trong khi nấu, sẽ giúp cho món ăn đưa đến thực khách đầy chất lượng.
Đặc thù bếp công nghiệp sẽ hoạt động dây chuyền. Vì vậy thiết kế bếp công nghiệp hướng đến sự thuận tiện thao tác: khu sơ chế, tẩm ướp gia vị, chế biến xào nấu, cuối cùng rửa dụng cụ, vệ sinh. Tùy theo món ăn đặc sản của từng loại hình phục vụ, mà chúng ta cần trang bị thiết bị bếp phù hợp khác nhau. Nếu chúng ta dùng cho bếp căn tin, chủ yếu đầu tư bếp á, bếp hầm, tủ nấu cơm, chậu rửa cho sơ chế và rửa chén, các loại bàn thao tác là đủ. Nhưng bếp cho nhà hàng thì cần có nhiều cách bố trí khác nhau như: món âu, món á, cơm việt nam, món hoa, hay bbq, lâu …
Để bố trí hợp lý theo từng loại hình như vậy, cần có các chuyên gia, có nhiều năm kinh nghiệm chuyên về thiết kế bếp công nghiệp cho nhà hàng thì mới có thể có được một bố trí đúng nhất.
Hút mùi bếp công nghiệpCũng là một tiêu chuẩn thiết kế bếp công nghiệp. Quá trình nấu, nhiệt sinh nhiều, kèm mùi thức ăn làm không gian trở nên nóng và khó chịu. Hệ thống thông gió cần được thiết kế chuẩn, kết hợp sử dụng máy khử mùi thức ăn, máy hút khói công nghiệp thiết kế đúng công suất hút, sẽ tạo không gian bếp luôn thông thoáng.
Sắp xếp thiết bị, dụng cụ bếp một cách khoa học và hợp lý. Đặc thù bếp công nghiệp sẽ hoạt động dây chuyền. Vì vậy thiết kế bếp công nghiệp hướng đến sự thuận tiện thao tác: khu sơ chế, tẩm ướp gia vị, chế biến xào nấu, cuối cùng rửa dụng cụ, vệ sinh.